Chuyện về loài tê giác trắng và báo Bengal tại Safari Phú Quốc
13/04/2025 2579
Tê giác trắng và báo Bengal là 2 động vật quý hiếm và đang đứng bên bờ tuyệt chủng. Chúng hiện sinh sống và được nuôi nấng kỹ lưỡng tại công viên bán hoang dã đầu tiên của Việt Nam là Safari Phú Quốc. Thế nhưng còn nhiều điều hấp dẫn mà bạn chưa biết về 2 loài động vật này.
Hôm nay bạn hãy cùng Phú Quốc TV khám phá câu
chuyện thú vị về 2 loài động vật quý hiếm là tê giác trắng và báo Bengal. Chỉ
có tại Safari Phú Quốc nhé.
Tê giác trắng, loài thú còn sót lại từ thời tiền sử
Tê giác trắng hiện là loài thú còn sót lại từ
thời tiền sử và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Động vật này là 1 trong 5 loài tê
giác còn tồn tại trên thế giới. Chúng có nguồn gốc ở Đông Bắc và Nam của châu
Phi. Động vật này có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1-7 con dù chúng là những
con vật tương đối to lớn.
Tê giác trắng tại Safari Phú Quốc còn được gọi là tê giác môi vuông. Giúp chúng gặm tốt các loại cỏ ngắn ngoài hoang dã. Loài động vật này có khả năng đi từ 4-5 ngày mà không cần nước uống. Chúng rất ít sinh sản, đặc biệt là khi bị giam cầm. Thế nên đến Safari của đảo ngọc, bạn sẽ thấy chúng hiện diện đâu đó trên đường.
Sinh sản với số ít
như vậy nhưng tại Nam Phi. Cứ mỗi ngày trôi qua lại có thêm 3 cá thể tê giác
trắng bị giết hại. Nạn săn trộm và buôn lậu sừng tê giác ra nước ngoài ngày
càng trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu gia tăng tại châu Á. Trong đó có Việt
Nam, nơi sừng tê giác được sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền. Một số
người săn lùng ráo riết sừng tê giác trắng vì coi chúng là biểu tượng của quyền
lực và sự giàu có. Tuy nhiên, các xét nghiệm khoa học đều chứng minh chúng
chẳng có ích lợi gì cho con người cả. Việc này đẩy tê giác trắng đứng bên lề
của sự tuyệt chủng.
Hổ Bengal, tuyệt tác tự nhiên bên bờ vực tuyệt chủng
Ngoài
tê giác trắng, Safari Phú Quốc còn
nuôi hổ Bengal. Là một phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh, Ấn
Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar và miền nam Tây Tạng. Bao gồm đồng cỏ, các rừng mưa
nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô. Cũng
như các rừng tràm đước.
Bộ lông của hổ Bengal có màu nâu-cam với các sọc đen, mặc dù đôi khi có dị biến để sinh ra các cá thể hổ trắng. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc mất môi trường sinh sống và săn bắn trái phép là các mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của phân loài hổ này. Những kẻ săn bắn trộm giết hổ để lấy bộ da, răng cũng như các thành phần khác như xương để sản xuất một số thuốc trong y học cổ truyền Đông Á. Một số còn giết chúng để trả thù vì nghĩ chúng ăn thịt gia súc, gia cầm của họ.
SafariPhú Quốc là một công viên thiên nhiên thuộc hàng lớn nhất Việt
Nam. Và hiện đang nuôi nấng, chăm sóc tê giác trắng và hổ Bengal. Thế nên nếu
bạn muốn nhìn thấy những cá thể sắp bên bờ tuyệt chủng này. Hãy một lần ghé
Vinpearl Safari tại đảo ngọc. Đặc biệt, bạn còn trải nghiệm dịch vụ “nhốt người
thả thú” siêu hấp dẫn. Để thấy chúng đi sừng sững bên cạnh hay trước mắt bạn
ngoài hoang dã nhé.